CƠ SỞ - ĐẠI LÝ - NÔNG SẢN - THỰC PHẨM

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRỤ TRỒNG TIÊU NÀO MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO NHẤT

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRỤ TRỒNG TIÊU NÀO MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO NHẤT

- Trong kỹ thuật rồng tiêu, khi trồng tiêu chúng ta không thể nào chúng ta không sử dụng trụ tiêu. Từ trước đến nay người dân chúng ta thường hay dùng các loại trụ trồng tiêu như: trụ gỗ, trụ gạch, trụ bê tông, hoặc cho tiêu leo lên cây sồng,..
Sử dụng trụ trồng tiêu
Sử dụng trụ trồng tiêu 
- Trụ trồng tiêu là nơi để các dây tiêu bám và leo, rễ tiêu bám trực tiếp vào trụ. Thân trụ là nơi chịu lực cho cả dây tiêu, đòi hỏi có độ chịu lực cao khi gió mạnh, hoặc lâu ngày không bị mục gãy. Vì vậy trụ tiêu đóng vai trò quyết định trong đời sống cây tiêu chi phí cho cả vườn tiêu thì trụ tiêu cũng chiếm chi phí khá lớn

Chính vì vậy chúng ta so sánh xem trụ trồng tiêu nào mang lại hiệu quả tốt nhất để sử dụng

- Theo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam. Việc trồng tiêu trên cây trụ sống làm giảm tỷ lệ bệnh đen trái. Có 2 loại cây trụ sống đó là: cây anh đào và cây vông được khuyến cáo thay thế cho trụ gỗ cho cây tiêu. Dây tiêu leo bám lên cây trụ sống có tỷ lệ bệnh thấp hơn là phát triển trên cây trụ gỗ, kết quả làm tăng năng suất vườn tiêu.

Kết quả nghiên cứu sử dụng trụ trồng tiêu cho thấy

- Cây tiêu là cây leo bò nên cần có trụ để cho tiêu bám, vật liệu dùng làm trụ tiêu trong sản xuất khá phong phú nhưng mức độ phổ biến của từng loại trụ tại các vùng điều tra rất khác nhau. Sự khác biệt này chịu tác động bởi nguồn vật liệu làm trụ sẵn có tại chỗ, khả năng đầu tư của từng địa phương và cả điều kiện khí hậu từng vùng. Tiêu là cây leo bám nên trụ tiêu là một phần quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây tiêu. Trong thực tế sản xuất hồ tiêu nước ta, hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau là trụ gỗ, các loại cây trụ sống, trụ bằng gạch hoặc bê tông. Nhà vườn thường ưa trồng tiêu trên trụ gỗ chết vì cho rằng tiêu leo bám, phát triển tốt trên trụ gỗ, không bị cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng như khi trồng trên cây trụ sống, hoặc không bị nóng dây tiêu như khi sử dụng trụ làm bằng vật liệu xây dựng.
Sử dụng trụ tiêu sống
Sử dụng trụ tiêu sống
- Nguồn gốc nguyên thủy của cây tiêu sống dưới tán rừng nên bản chất cây tiêu là cây ưa ánh sáng tán xạ, do vậy quá trình quang hợp của cây chỉ thực hiện tốt trong điều kiện có che bóng. Trồng tiêu trên cây trụ sống sẽ tạo được tiểu môi trường phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây tiêu. Cây dùng làm trụ tiêu phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Cây có đời sống lâu, sinh trưởng nhanh, khỏe, thân cứng và thẳng, ít bị sâu bệnh. Cây ít phân cành hoặc có vị trí phân cành cao.

- Cây có vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám và không tróc vỏ hàng năm.

- Bộ rễ ăn sâu để ít cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu ở lớp đất mặt và để khỏi bị đổ ngã. Nếu chọn cây thuộc bộ đậu càng tốt, vì cây có thể bổ sung thêm đạm cho đất.

- Cây có tán lá thưa, ít che sáng, có khả năng chịu xén tỉa nhiều lần.

Các kết quả điều tra của Cô Đào Thị Lan Hoa và công ty. (2001; trích dẫn bởi Tôn Nữ Tuấn Nam, 2002) cho thấy tỷ lệ cây tiêu bị vàng lá chết chậm của vườn trồng trên trụ gỗ cao hơn hẳn vườn trồng trên trụ sống. Điều này có thể được giải thích do cây trụ sống đã điều hòa điều kiện tiểu khí hậu trong vườn tiêu như chế độ nhiệt, ẩm độ đất, ánh sáng và vì thế làm giảm sự rối loạn sinh lý của cây tiêu khi chịu ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Trụ tiêu xây bằng gạch
Trụ tiêu xây bằng gạch
Theo Nguyễn Tăng Tôn (2005) trồng tiêu trên trụ sống có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với các loại trụ khác như năng suất ổn định, tỉ lệ cây bị bệnh vàng lá có chiều hướng thấp hơn. Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại trụ khác, rút ngắn thời gian hoàn vốn, đạt hiệu quả kinh tế cao cả suốt chu kì của cây tiêu. 

So sánh hiệu quả với cây trụ sống

- Thực hiện thí nghiệm so sánh trên sáu loại cây trụ sống bao gồm: lồng mức (Wrightia annamensis), keo dậu (Leucaena leucocephala), muồng đen (Cassia siamea), muồng cườm (Adenanthera pavonina), anh đào (Gyiricidia sepium) và lõi thọ (Gmelina arborea).

- Cây lồng mức có tỷ lệ cây chết cao nhất khi trồng chiếm 50% so với tổng số cây ban đầu, kế đến cây anh đào 33%, các cây còn lại tỷ lệ cây bị chết không đáng kể, tỷ lệ cây chết thấp nhất nghiệm thức trồng cây lõi thọ 2%. Trên đồng ruộng, cây lõi thọ sinh trưởng nhanh, thân cây thẳng, đường kính thân phát triển nhanh, các cây còn lại như: cây muồng đen, cây keo dậu và cây muồng cườm có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây mọc thẳng nhưng đường kính thân không phát triển nhanh bằng cây lõi thọ.

- Sau 36 tháng trồng cây trụ sống phục vụ cho việc leo bám của cây tiêu thì cây muồng cườm và lõi thọ đạt hiệu quả cao nhất thích hợp cho sự phát triển của cây tiêu, cây lồng mức sinh trưởng chậm khả năng phát triển đường kính thân không cao, không đáp ứng được nhu cầu của cây tiêu. Bên cạnh đó, các cây khác như cây muồng cườm và cây keo dậu có khả năng phát triển nhanh về chiều cao và đường kính thân nên thích hợp cho cây tiêu. Trong hai năm đầu, chiều cao cây tiêu không có sự khác biệt về mặt thống kê, chiều cao cây tiêu dao động 158,0-165,2cm. 

- Chiều cao cây giữa các cây có sự khác biệt với ý nghĩa, nghiệm thức trồng cây lõi thọ đạt cao nhất 275,0cm, không khác biệt so với trồng cây muồng cườm và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Chiều cao cây tiêu ở trồng cây lồng mức và cây anh đào đạt thấp nhất. Chiều cao và đường kính thân cây trụ là yếu tố quyết định cho sự leo bám của cây tiêu. Sự sinh trưởng của hai cây lồng mức và cây anh đào kém về chiều cao lẫn đường kính thân, giảm khả năng leo bám của cây tiêu.

- Riêng về đường kính tán tiêu qua các thời điểm theo dõi có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sau 36 tháng sau trồng, đường kính tán tiêu đạt cao nhất ở nghiệm thức trồng cây lõi thọ 75cm, thấp nhất vẫn là nghiệm thức trồng cây lồng mức 70,2cm.

Kết quả thí nghiệm cho thấy cây trụ sống được trồng từ cây lõi thọ, muồng cườm phù hợp cho sự sinh trưởng của cây tiêu. Các nghiệm thức trồng cây trụ sống từ cây lồng mức và cây anh đào cho cây tiêu sinh trưởng kém.
Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam


||>> QUÝ VỊ CLICK VÀO HÌNH THAM KHẢO CHI TIẾT BẢNG GIÁ SẢN PHẨM VÀ ĐẶT HÀNG: sản phẩm ngọc châu
0 comments:
Powered by Blogger.
VỊ TRÍ ĐẠI LÝ TRÊN BẢN ĐỒ


SẢN PHẨM TỔNG HỢP



tiêu đen

tiêu sọ trắng

tiêu xanh

tiêu lốp
/* HOTLINE */